Việc xây dựng thương hiệu cá nhân giống như làm một chiếc bánh. Bạn phải nắm được kỹ thuật làm bánh (chuyên môn). Kế đến là trải qua một quá trình bỏ công nhào nặn, chế biến dựa trên một công thức chuẩn.
Đầu tiên, thương hiệu cá nhân (personal brand) là một khái niệm mà mỗi người trong chúng ta đều có thể nhận biết dưới nhiều quan điểm khác nhau. Có người gọi đó là cá tính, chuyên môn hay sự nổi tiếng, và có quan điểm lại cho rằng đó là những gì bạn tự đặt ra cho chính bạn (những người tự phong mình là hot boy, hot girl, chuyên gia, tài năng…). Theo tôi, thương hiệu cá nhân nhìn chung là những điểm khác biệt giúp phân biệt chính bạn với tất cả cộng đồng xung quanh bạn ở một số lĩnh vực nào đó.
Việc xây dựng thương hiệu cá nhân giống như làm một chiếc bánh. Bạn phải nắm được kỹ thuật làm bánh (chuyên môn). Kế đến là trải qua một quá trình bỏ công nhào nặn, chế biến dựa trên một công thức chuẩn (có thể do được truyền dạy hoặc do chính bạn tạo nên). Bạn muốn trang trí hấp dẫn hay muốn thêm thành phần đặc biệt nào để tạo nên hương vị mà người thưởng thức sẽ nhớ mãi? Bạn không chỉ muốn người ta nếm thử rồi quên, bạn muốn đầu tư để nó trở thành một thương hiệu bánh mang lại nhiều giá trị hơn. Và sau cùng, bạn vẫn cần một quy trình quản lý thông tin, hình ảnh và nhận diện thương hiệu cho những chiếc bánh rất “TÔI”.
Với những chuyên ngành đậm chất kỹ thuật, việc am hiểu chuyên môn hay lĩnh vực đặc biệt nào đó (như công nghệ nhân bản tế bào gốc chẳng hạn) có thể khiến bạn trở thành một chuyên gia, một thương hiệu nổi tiếng trong ngành cộng thêm hình ảnh, phong cách làm việc nào đó.
Đối với nhóm ngành đặc biệt như marketing – truyền thông thì càng khó hơn. Do tính chất nghề nghiệp, hầu như mỗi một người cũng sẽ tạo nên cho mình một sự khác biệt nào đó bởi vì một trong những yếu tố mang lại thành công chính là ý tưởng. Marketing rất rộng nên bạn phải lựa chọn một lĩnh vực nào đó bạn mạnh nhất, đó chính là thành công đầu tiên. Khó có một người nào có thể mạnh cả PR, lại thêm event, copywrite, viết plan tốt, làm proposal giỏi, khả năng nghiên cứu thị trường và phân tích xuất sắc…
Vậy làm sao để bạn được biết đến? Làm sao để truyền đạt thương hiệu của bạn?
Cách thì nhiều vô kể, và chính bạn cũng có thể sáng tạo nên.
Nhiều người trở thành “overnight celebrity” chỉ bằng một clip đậm chất cá nhân, phá cách, sự sáng tạo, tư tưởng đột phá hay cung cấp nên giải pháp tiên phong nào đó. Ví dụ như bạn nghĩ ra phương thức kết hợp wifi và quảng cáo (wifi marketing), 3G và quảng cáo (ứng dụng OTT miễn phí), bỏ 3G và quảng cáo (ứng dụng gọi điện miễn phí với quảng cáo bằng nhạc chuông)…
Còn có rất nhiều cách khác như:
Viết blog, làm web cá nhân:
đánh giá một vấn đề theo cách của bạn, cung cấp một giải pháp, phân tích case study, kể về chiến dịch đã tham gia…
Tham gia hỏi đáp, chia sẻ về chuyên môn:
Bạn đang giúp mọi người giải quyết vấn đề của họ và chia sẻ kinh nghiệm của bạn, dĩ nhiên bạn sẽ được nhớ đến nhiều hơn và dễ dàng trở thành một influencer đúng không? Các cộng đồng như quora, wikipedia, Ask, iVIETchẳng hạn.
Tham gia cộng đồng nghề nghiệp:
Chia sẻ quan điểm và đánh giá dựa trên kinh nghiệm và khả năng của bạn. Xây dựng mối quan hệ với những người trong cùng lĩnh vực. Như tham gia vào marketervietnam, digitalk, hội người làm ở marketing agency…
Tham gia thuyết trình về chuyên môn:
Giới thiệu một vấn đề theo góc nhìn của chính bạn.
Xây dựng một quy tắc làm việc:
Một thương hiệu thì luôn cần phải nhất quán đúng không?
Viết sách, tại sao không?
Sự nghiên cứu bài bản và am hiểu sâu sắc luôn thể hiện qua những gì bạn viết, và càng có giá trị hơn khi nó được xuất bản.
Còn những cách nào khác mà bạn biết?