Đa phần nhiều người tỏ ý chê bai logo Olympic 2012. Tuy nhiên để làm được một biểu trưng cho một sự kiện lớn như Olympic 2012, các nhà thiết kế cũng đã bỏ ra hơn một năm để suy nghĩ ý tưởng. Các bạn hãy cùng Thiết Kế Mỹ Thuật xem các chuyên gia phân tích logo Olympic London 2012 nhé:
Trước hết đây là một logo mà các nhà tạo mẫu phải mất một năm mới hoàn tất và chủ đích là giúp quyên góp hai tỷ bảng Anh trong khu vực tư nhân để tài trợ cho công tác điều hành Thế Vận Hội.
Do đó, cũng thật dễ hiểu là tại sao ban tổ chức London 2012 tỏ ra bồn chồn khi công bố logo mới này. Có một số người trong ban tổ chức cho rằng logo có được khả năng thu hút giới trẻ dấn thân và khích động các nhà tài trợ bỏ tiền ra.
Chủ tịch London 2012, ông Sebastian Coe nói : “Chúng tôi không muốn tạo ra một cái buồn tẻ. London không phải là một thành phố buồn tẻ” Ông Coe nói tiếp: “Chúng tôi không muốn giới thiệu với quí vị một logo khô khan, buồn tẻ in trên áo của quí vị. Chúng tôi muốn đưa ra một logo sống động mà tuổi thọ của nó phải là năm năm tới”.
Trong chiều hướng đó, liệu Wolff Olins, cơ quan tạo ra logo này có thành công hay không ?
Mục đích
Mục đích là tạo ra một logo bao gồm tất cả các lãnh vực, nhất là logo này phải có tính vươn tới mọi người, nhất là giới trẻ. Có cả một dạng “động” để dùng cho video.
Chris Autry, giám đốc điều hành của công ty quảng cáo bằng video kỹ thuật số Fhlame, ghi nhận rằng phim video quảng cáo Olympic 2012 giống như chương trình thiếu nhi Tiswas trong thập niên 70 và đầu 80.
Ông nói: “Đây là một thị trường rất khó tính tuy nhiên nếu chúng ta hướng dẫn được các đối tượng của chúng ta, thì họ sẽ nắm bắt được những gì mà chúng ta nhắn gởi đến họ”.
“Tốt hơn hết là chúng tôi chiều theo ý họ và tiếp thị mặt hàng của chúng ta như là một mặt hàng sang trọng và hấp dẫn đối với giới trẻ.
“Khi một thanh thiếu niên đến London, thì họ sẽ thấy những gì mà họ có thể hướng tới, chứ đừng nên cho thấy những gì mà họ đã biết.”
Michael Hamilton tham vấn cho công ty quảng cáo The Hamiltons nói : “Tôi thích logo này. Nó sống động, trẻ trung, năng nổ và vui. Tôi nghĩ rằng giới trẻ sẽ thích nó vì nó khác lạ và coi họ như một đối tượng duy nhất.”
“Logo này hứa với thế hệ trẻ là sẽ mang lại cho họ một Thế Vận Hội khác biệt, một Thế Vận Hội thật vui nhộn. Điều rất thú vị là xem coi logo duới hình thức tĩnh và động sẽ hữu hiệu như thế nào”.
Màu sắc
Mục đích là để đem lại nhiều màu sắc, hình thù có khả năng tạo ra năng lượng, sáng tạo và có sức thu hút.
Logo dưới dạng tĩnh có màu hồng, cam, xanh lá cây và xanh dương và dạng động cho thấy sự chuyển động và thay đổi vị trí của bốn màu này.
Dan Clays chuyên viên về truyền thông bằng kỹ thuật số của công ty BLM Quantum nói rằng việc sử dụng màu “sẽ gây ra một số cuộc tranh luận”.
“Màu sắc phản ánh sự đa dạng của thành phố mà theo tôi rất là đúng”.
Logo Olimpic 2012
Rõ ràng là một động thái đúng nếu chúng ta thấy một sự biến chuyển từ màu đỏ, trắng và xanh dương hoặc đơn thuần chỉ chấp thuận các màu sắc của Thế Vận Hội.”
Nhưng ông Autry nghĩ rằng màu hồng là một sự lựa chọn không tốt bởi vì các màu căn bản hiện nay đã trở thành các màu rất thời thượng.
“Giám đốc sáng tạo của công ty tôi nghĩ rằng logo này sẽ mau chóng lỗi thời. Nó sẽ không qua được thử thách của thời gian đây. Làm sao nó có thể tồn tại năm năm chứ ?”
Chữ London và năm vòng biểu tượng cho Olympic
Các nhà tạo mẫu đã cố tình tránh dùng các hình ảnh thể thao hoặc hình ảnh của những nơi đặc thù của Luân Đôn, thay vào đó, tên Luân Đôn chỉ dùng chữ thường mà thôi.
Chủ đích của nhà tạo mẫu là để nhấn mạnh rằng không phải Thế Vận Hội được tổ chức tại Luân Đôn, cho nên chỉ được dành riêng cho Luân Đôn, mà trên thực tế được dành cho Anh Quốc và cả thế giới nữa.
Tuy nhiên, ông Autry nói rằng khi dùng chữ thường để viết tên Luân Đôn thì đó là một chuyện “xem thường” thành phố Luân Đôn.
Ngoài ra theo ông, còn một sự mất cân xứng khi đặt chữ Luân Đôn và các vòng Thế Vận Hội ở nửa phần trên của logo.
“Từ London được viết với kiểu chữ không đẹp sẽ làm mất giá trị của thành phố Luân Đôn, và trông giống như trẻ con viết chữ”.
Nhưng ông Hamilton nói ” viết chữ ngoằn ngèo thực ra không đáng nói vì cái cốt lõi của vấn đề là logo được tạo ra để gởi đến cho người xem một thông điệp nào đó”.
Thiết Kế Mỹ Thuật | Nguồn tham khảo: Logo talk, Wikipedia
- 1
- 2