Tổng hợp về Motion Graphic – Đồ họa chuyển động

Đồ họa là một lĩnh vực rộng lớn trong cuộc sống, sự xuất hiện của đồ họa ở khắp mọi nơi, và kể từ khi có công nghệ truyền hình thì đồ họa tiếp tục góp mặt với cái tên Motion Graphic – Đồ họa chuyển động.

Sự rộng lớn của thiết kế đồ họa có thể bao gồm; Indentity Design (nhận diện), Branding (nhãn hiệu), Collaterial Design (những phần thiết kế khác như, namecard, leaflet, brochure…), Environmental Design (môi trường), iconography (biểu tượng), information design (thông tin), Editoral Design (ấn bản), Poster Design, Packaging (bao bì), Interactive Design (tương tác) và Motion Graphic (đồ họa chuyển động).

Trong những lĩnh vực mà thiết kế đồ họa có thể tham gia, thì Interactive Design và Motion Graphic đứng ra một nhóm về việc sử dụng công nghệ để áp dụng, khi chúng đều cần công nghệ vô tuyến để tới với người xem.

Có lẽ sự khác biệt duy nhất của Đồ họa tương tác và Đồ họa chuyển động chỉ là sự giao tiếp với người dùng của Đồ họa tương tác (website, phần mềm…)

Đồ Họa Chuyển Động – Motion Graphic là gì?

Theo wikipedia, Đồ họa chuyển động là những hình ảnh đồ họa sử dụng cảnh quay video/ animation để tạo ra ảo giác về chuyển động hoặc xuất hiện động.

Đồ họa chuyển động thường kết hợp với âm thanh sử dụng trong các dự án đa phương tiện (multimedia). Đồ họa chuyển động được hiển thị qua các phương tiện truyền thông điện tử, tuy nhiên cũng có thể hiển thị qua các công nghệ khác như thaumatrope, phenakistoscope, stroboscope, zoetrope, praxinoscope, flip book ).

Thuật ngữ Đồ họa chuyển động – Motion Graphic rất hữu ích để phân biệt với kiểu đồ họa mà hình thức không biến đổi theo thời gian quy định.

Motion Graphic và Film

Motion Graphic mở rộng phương pháp sử dụng khi dùng rất nhiều hình thức để tạo ra chuyển động đồ họa. Với khả năng tính toán của máy vi tính, và sự thay đổi hình ảnh để tạo cảm giác chuyển động.

Computer Animation có thể sử dụng ít bộ nhớ bằng các Tween tự động, là một quá trình render hình ảnh tại một thời gian quy định hoặc theo tính toán. Ví dụ như Adobe Flash sử dụng kỹ thuật Tween máy tính cũng như kỹ thuật chuyển động frame by frame và video.

Lịch sử

Kể từ khi khái niệm Đồ họa chuyển động thì hình thức này vẫn chưa được phân loại rõ ràng trong các hình thức nghệ thuật. Vào những năm 1800 mới bắt đầu có những bài thuyết trình đề nghị phân loại riêng Đồ họa chuyển động.

Có lẽ một trong những ứng dụng đầu tiên của “đồ họa chuyển động” là của nhà thiết kế chuyển động John Whitney, người thành lập một công ty có tên là Motion Graphic vào năm 1960.

Saul Bass là người tiên phong quan trọng nhất trong Đồ họa chuyển động, với công việc khởi đầu thực sự là những gì thường được gọi là chuyển động đồ họa.

Các tác phẩm của ông bao gồm các trình tự tiêu đề cho bộ phim nổi tiếng như Man With The Golden Arm (1955), Vertogp (1958), Anatomy of Murder (1959), North by Northwest (1959).. những thiết kế của ông đơn giản, nhưng truyền đạt đúng chủ đề của phim.

Máy tính tạo ra các hình ảnh đồ họa chuyển động

Đồ họa chuyển động phát triển bắt nguồn từ việc sử dụng máy tính để chỉnh sửa những đoạn phim, có lẽ để bắt kịp với công nghệ máy tính lúc bấy giờ.

Trước khi máy tính là một phần không thể thiếu, thì đồ họa chuyển động đỏi hỏi rất nhiều thời gian và công sức, và cả hạn chế về ngân sách sản xuất.

Cho đến khi có sự xuất hiện của các chương trình dành cho máy tính để bàn như Adobe After Effects, Discreet Combustion, và Apple Motion thì Đồ họa chuyển động trở nên ngày càng dễ tiếp cận.

“Motion Graphic” được phổ biến rộng rãi hơn nhờ cuốn sách của Trish và Chris Meyer về việc sử dụng Adobe After Effect, có tiêu đề “Creating Motion Graphics”. Đây là sự khởi đầu cho việc sử dụng máy tính để bàn cho việc sản xuất video, nhưng không phải để chỉnh sửa hay các trương trình 3D.

Chương trình này có khả năng tích hợp các hiệu ứng, màu sắc, chỉnh sửa 3D (Maya, Cinema 4d, 3d maxs…) trong quá trình sản xuất. Cũng vì lý do này đôi khi chúng được gọi là 2,5D.

Vay mượn rất nhiều từ kỹ thuật phim Cắt dán “Collage” hoặc các Tác phẩm mô phỏng, Đồ họa chuyển động tích hợp kỹ thuật hoạt hình truyền thống, bao gồm Stop Motion Animation, Cell Motion(hoạt hình chuyển động) hoặc kết hợp cả hai.

Particle Systems – Hệ thống hạt

Một trong những chuyển động phổ biến nhất của công cụ đồ họa là hệ thống hạt – Particle Systems, một công nghệ chuyển động đồ họa được sử dụng để tạo ra nhiều yếu tố họat hình.

Đây là một loại phim chuyển động được gọi là hoạt hình thủ tục (procedural animation). Một hệ thống hạt được sử dụng như là một Plug-in, như một ứng dụng độc lập, hoặc như là một phần tích hợp trong một gói phần mềm đồ họa.

Particle là những điểm ở không gian 3D hoặc 2D, được đại diện bởi một loạt các điểm trung chuyển và các đối tượng hoạt hình ví như quả cầu ánh sáng, video clip, hoặc văn bản… Các hạt được phát ra bởi một hệ phát hạt (particle emitter), và có thể được phát ra ít hay hàng triệu tùy theo dự án.

Các hạt được phát có thể tạo ra các hình thức duy nhất, một đường kẻ, một đối tượng, mặt phẳng, hay một đối tượng hình cầu. Mặc dù nó cũng có thể sử dụng một đối tượng tuỳ chỉnh để phục vụ cho việc phát hạt, như phát nổ, tan chảy, hay thổi thành cát …

Hệ thống Particle phổ biển cho Chuyển động đồ họa đặc biệt là của Trapcode.

Bắt đầu với Motion Graphics – Bạn nên học phần mềm nào?

Bạn nên học phần mềm nào và khi nào?

Khi bạn bắt đầu lăn xả vào quá trình tìm hiểu về motion graphics, có lẽ bạn sẽ bị choáng váng tí ti khi biết rằng có rất rất rất nhiều tutorial, những bài viết về lĩnh vực này trên internet. Thực sự thì đây là một lĩnh vực rất rộng, và chắc chắn rằng sẽ không có một “người ta” nào đó có thể thành thạo tất cả. Có sự chuyên biệt sâu sắc trong quá trình sản xuất một video motion graphics: một số người sẽ biết mỗi lĩnh vực một ít, họ có kiến thức tổng quát về các phần mềm liên quan như Illustrator, Photoshop, After Effects v.v…. ; người làm định hướng cho quá trình sản xuất, họ sẽ quyết định video nên chọn phong cách nào, âm nhạc ra sao để phù hợp với yêu cầu của khách hàng; một số khác sẽ tham gia vào diễn hoạt, mang sức sống vào những hình vẽ 2D trên storyboard. Có một điều bạn cần biết, đó là khi khởi đầu, sẽ khó cho bạn để xác định là bản thân nên bắt đầu từ đâu.

Là một giám đốc sáng tạo, tôi có cơ hội làm việc với các bạn nhân viên chính thức cũng như các bạn freelancer, dần dần tôi cũng cảm nhận được mình cần sử dụng phần mềm nào và ai phù hợp với công việc. Nếu bạn đang dự định bước chân vào nghề này hoặc đang tìm phương hướng nâng cao kỹ năng của bản thân, sau đây là một số kinh nghiệm của mình về thứ tự các phần mềm các bạn cần tìm hiểu.

1. Adobe Photoshop and Illustrator

Đây là thân phụ và thân mẫu của motion graphics. Khi tôi bắt đầu tiếp xúc với After Effects, có người khuyên tôi rằng em nên tìm hiểu về Photoshop. Lời khuyên này khá đúng đắn. Hầu như tất cả những video motion graphics sẽ bắt đầu với một bảng thiết kế đẹp, đây chính là 2 phần mềm đầu tiên các bạn nên tìm hiểu. Có rất nhiều cách mà bạn có thể tự học để thiết kế các hình ảnh sinh động, hay sáng tạo ra những thiết kế độc đáo từ các đường phác thảo đơn sơ và chỉnh sửa tư liệu được khách hàng cung cấp. Bạn sẽ mất một thời gian để có thể làm chủ hoàn toàn cả 2 công cụ trên, nhưng ít nhất bạn phải nắm những kiến thức cơ bản sau:

  • Cắt hình
  • Sắp xếp các layer để tiện sử dụng chúng trong phần mềm After Effects
  • Thiết kế file vector, text outlines
  • Chỉnh sửa kích thước hình ảnh

2. Premiere Pro

Trong trường hợp bạn chưa tiếp xúc với 2 phần mềm trên thì sao? Hay một trường hợp khác, bạn chưa qua môi trường đào tạo thiết kế nào cả thì bắt đầu tìm hiểu motion graphics như thế nào? Trong tình huống này, tôi khuyên bạn hãy tìm hiểu phần mềm Premiere Pro. Đây là một phần mềm thông dụng dành cho các bạn nghiệp dư lẫn những chuyên gia lão làng trong giới dựng phim. Có thể bạn không muốn đi sâu vào mảng này, ít nhất bạn cũng nên nắm vững những kiến thức cơ bản sau đây:

  • Các import video, nhạc và hình với những định dạng khác nhau.
  • Các chỉnh sửa, sắp xếp các đối tượng trên timeline.
  • Cách thêm effects, filters, titles.
  • Cách xuất video đã chỉnh sửa với nhiều định dạng khác nhau, bao gồm băng ghi hình, DV, DVD, và những định dạng video thông dụng dành cho Internet.

3. Adobe After Effects

Bạn nên có một nền tảng thật vững vàng về Photoshop và Illustrator để trở thành một một motion graphics artist giỏi, nhưng nhìn từ góc độ công việc, một người motion graphics giỏi xứng đáng được miếng sushi to nhất. Đây là một ẩn dụ lạ lùng phải không? After Effects là một trong những phần mềm phức tạp nhất mà tôi từng sử dụng, và tôi đã mất một thời gian để tìm hiểu thấu đáo về phần mềm này. Tôi đã học hỏi từng chút, từng chút một trong nhiều năm, và sau đó mới vỡ lẽ ra là mình phải học nhiều hơn thế khi đầu quân cho một studio hàng đầu.Tôi chắc rằng bạn đã từng nghe lời khuyên từ một ai đó là cách tốt nhất để học After Effects là sử dụng nó, ý tôi là thật nhiều. Thực hành nhiều tutorials nhất có thể, kiên trì luyện tập, tự tìm tòi các kỹ thuật để hoàn thành project cá nhân của bạn, và quan trọng hơn là hãy tự đặt thật nhiều câu hỏi. Có rất nhiều điều bạn cần phải học, nếu bạn bắt đầu sử dụng After Effects trong công việc, ít nhất bạn cần nắm vững những kiến thức sau đây:

  • Cách thiết lập một comp đúng kích thước và framerate
  • Cách sử dụng file vector và file bitmap
  • Cách sử dụng masks trong After Effects
  • Cách kết nối (parent) các layer
  • Các cách chỉnh màu căn bản
  • Cách render video theo những format thông dụng
  • Cách sử dụng các hiệu ứng phổ biến như blurs, glows, light glints, shading

Khi bạn đã thành thạo những điều cơ bản này, bạn đã bắt đầu tập tành trở thành một motion graphics artist. Bạn chưa thể trở nên xuất sắc ngay, nhưng hãy an tâm là bạn đang đi đúng hướng rồi đấy.

4. Cinema 4D

Thị trường motion graphics ngày nay, có những yêu cầu công việc đòi hỏi bạn cần có kỹ năng cơ bản về 3D. Có rất nhiều plugin hỗ trợ 3D cho After Effects như là Element cho phép bạn sử dụng 3D, tuy nhiên nó không thể so sánh được với sự linh hoạt mà những phần mềm 3D mang lại. Nếu bạn cần một phần mềm chuyên dụng về 3D thì có rất nhiều sự lựa chọn như Maya, 3DS Max, nhưng nếu cần chọn lựa, thì tôi đề nghị phần mềm Cinema 4D.

Cinema 4D là một phần mềm rất chuyên sâu về 3D, thiên về kỹ thuật nhiều hơn cả After Effects. Cách mà tôi học Cinema 4D cũng giống lúc tôi học After Effects, thử, lỗi, cứ thế lặp đi lặp lại nhiều lần, từng phần, từng phần một. Nếu như tôi phải học lại những kiến thức cơ bản về Cinema 4D một lần nữa, tôi sẽ cố gắng tìm tòi những điều cơ bản kỹ hơn và sớm hơn. Nó bao gồm:

  • Cách modeling cơ bản.
  • Những trường hợp sử dụng các texture channel phù hợp
  • Cách sử dụng Global Illumination và Ambient Occlusion
  • Những diều gì là bình thường.
  • UV’s là gì

Điều tuyệt vời về Cinema 4D là có rất nhiều nguồn tài liệu trên mạng giúp bạn tạo ra những sản phẩm ấn tượng một cách nhanh chóng. Greyscalegorilla có rất nhiều những sản phẩm tuyệt vời giúp cho việc lighting, texturing, và animating dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy cẩn thận, đây có thể có con dao 2 lưỡi nếu bạn không nắm vững kiến thức cơ bản nhằm chỉnh sửa thông số trong scene và có được kết quả mong muốn. Hãy trau dồi kiến thức cơ bản của mình thật tốt, khi làm việc với những kỹ thuật nâng cao, bạn sẽ thấy thật nhẹ nhàng.

Những lời khuyên khi bắt đầu với  Motion Graphics

01. Loại bỏ phần không được mong đợi

Đừng ngần ngại, hãy hỏi khách hàng họ không muốn điều gì – giải pháp cho project của bạn có thể nằm trong câu trả lời của họ đấy.

02. Phím tắt Ctrl/Cmnd+U

Nếu bạn chỉ được học duy nhất một phím tắt (short cut), hãy học Ctrl/Cmnd+U! Cứ chọn bao nhiêu layer(s) bạn thích, gõ Ctrl/Cmnd+U, tất cả các keyframes mà bạn đã thực hiện trên layer(s) đó sẽ hiện ra ngay. Phím tắt này tỏ ra cực kỳ hữu hiệu nếu bạn đang bị mắc kẹt giữa mớ bòng bong layers!

03. Chuẩn bị kỹ càng

Hãy hiểu rõ vấn đề trước khi bắt tay vào làm việc

04. Chỉnh màu trước

Hãy thực hiện các bước chỉnh màu cơ bản trước tiên khi làm việc với video footage: đen ra đen, trắng ra trắng và xám ra xám. Chắn chắn rằng màu sắc phải hòa hợp từ đầu đến cuối. Sau đó bạn mới nên tiến hành các công việc sáng tạo của mình.

05. Render riêng từng lớp

Hầu hết các chương trình 3D hiện nay đều cho phép bạn render từng frames riêng lẻ cho màu sắc, bóng, highlights và thậm chí là tốc độ di chuyển. Render các lớp riêng lẻ rồi tái cấu trúc lại nghe có vẻ phí thời gian, nhưng nó cho phép bạn điều chỉnh các shot tốt hơn nhiều và giúp bạn không phải render lại (re-render).

06. Linh hoạt

Đừng ngại từ bỏ một ý tưởng nào đó, cho dù nó nghe có vẻ rất hay hoặc nhìn rất đẹp. Nếu nó không phù hợp, hãy bắt đầu lại.

07. Save thường xuyên, dùng chức năng auto save

Nếu không muốn công sức của mình đổ sông đổ biển vì chưa kịp save mà thằng After Effects nó đã crash thì bạn hãy tập thói quen thường xuyên bấm tổ hợp phím Ctrl/Cmnd+S nhé. Dần dà bạn sẽ quen với việc bấm save. Nếu hay quên thì bạn có thể dùng chức năng auto save có trong After Effects để nó tự động save cho bạn (Preferences>Auto Save) – 30 phút save một lần là ổn.

08. Hình ảnh rõ ràng

Khi làm việc với video footage, hiệu ứng tốt nhất là khi không ai nhận ra chúng là hiệu ứng. Vì vậy đừng sử dụng filters và effects một cách lộ liễu. Cố gắng làm chúng tự nhiên hết mức có thể.

09. Thử cái mới

Tránh xa những thứ có liên quan đến chủ đề mà bạn đang làm: nếu project của bạn là bóng đá, hãy đi câu cá.

10. Z-depth focus

Z-depth render pass là một ảnh greyscale cho thấy cảnh 3D nào gần camera nhất. Kết hợp nó với một hiệu ứng focus như hiệu ứng lens blur của After Effects, bạn có thể cho ra hiệu ứng DOF (depth of field) – hình ảnh nằm trong vùng DOF hiện ra rõ ràng sắc nét, trong khi hình ảnh ở phía trước và phía sau lại mờ nhạt.

11. Thử nghiệm

Hãy chú trọng học các kỹ thuật mới hơn là xu hướng.

12. Làm mã màu cho các layers

Làm mã màu (colour-code: hiển thị thông tin bằng cách sử dụng các màu sắc khác nhau) cho các layers tỏ ra cực kỳ hiệu quả. Để làm điều này bạn click vào layer(s), sau đó click vào cái hình vuông màu be bé kế bên số của layer. Một menu với rất nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn sẽ hiện ra, bạn chỉ việc chọn màu mà mình ưa thích. Bạn cũng có thể chọn các nhóm layers với cùng một nhóm màu – rất tiện lợi!

13. Lập kế hoạch cho việc chỉnh sửa

Khi làm animation, đừng đánh giá thấp việc chỉnh sửa (edit). Hãy vẽ bản đồ câu chuyện ngay từ đầu cho đến khi kết thúc.

14. Khói

Một trong những thứ ngốn thời gian render nhiều nhất trong 3D đó chính là khói và lửa. Càng nhiều transparent particles thì càng tốn thời gian. Tuy nhiên, compositer có thể tạo ra một phiên bản 2D trông cũng rất thuyết phục trong thời gian thực. Chỉ cần tạo một đốm (smudge) có opacity thấp trong Photoshop, sau đó sửa dụng nó như là một particle trong hệ thống compositor của bạn.  Hãy tạo ra thật nhiều transparent particles dạng đó và cho phép chúng xoay và phát triển, bạn sẽ thu được một hiệu ứng khói rất thuyết phục đấy.

15. Subtle effects

Thay vì chỉ dùng một bộ lọc cơ bản (basic filter), tốt hơn bạn nên dùng một số subtle techniques để tạo hiệu ứng. Cũng như vậy, thay vì dùng Glow filter, bạn có thể dùng 2 lớp của đoạn footage giống hệt nhau, làm mờ lớp trên cùng và giảm opacity xuống. Như vậy sẽ độc đáo hơn!

16. Làm mềm mại Liquid TV

Nếu bạn thấy hình ảnh render ra sắc nét hay hơi cứng thì bạn nên trộn nó với một phiên bản đã được làm mượt đi.

17. Đặt tên theo cấu trúc

Hãy đặt tên một cách logic, nếu không thì khi projects của bạn ngày càng nhiều, tìm kiếm chúng sẽ giống như mò kim đáy bể đấy! Nên áp dụng với cả cấu trúc folders và trong các project After Effects của bạn. Tôi thường sắp xếp chúng bằng cách tạo folders cho Comp, Footage, Audio, Illustrator, Photoshop, và Output / Renders.

18. Thử các họa tiết

Làm mờ, cộng với làm hơi tối các khu vực bị ảnh hưởng, tạo sự êm ái dễ nhìn, và giúp tích hợp cách cảnh khác nhau thành chuỗi là những cách để bạn thêm họa tiết cho từng cảnh.

19. Tạo sự liền mạch

Cho dù project của bạn có đơn giản hay phức tạp thì bạn cũng phải tạo được sự liền mạch. Đừng chỉ làm cho xong, hãy hướng sự chú ý của người xem vào thông tin tiếp theo đó.

20. Glows

3D khi render thường nhìn rất gọn gàng và sắc nét. Thêm sạn (grain) vào là chuyện đương nhiên rồi, tuy nhiên sao bạn không thử thêm subtle glow effect vào những phần sáng nhất của khung hình, tạo cho nó chút ánh sáng chói nhẹ cũng như làm mượt các cạnh đi một chút.

21. Cân bằng

Hình ảnh trong các tác phẩm của chúng tôi là kết quả của việc cân bằng một cách cẩn thận giữa ánh sáng và sự thay đổi của môi trường xung quanh. Hãy đảm bảo màu trắng không đi quá đà để bảo tồn các texture mang lại sự sống cho những cảnh sau.

22. Thêm notes vào layers

Click vào một layer và nhấn phím * trên bàn phím để thêm các ghi chú nhỏ vào layers. Khi đã click nút * , double-click vào mũi tên và một menu window sẽ xuất hiện. Nhập mô tả của bạn vào trong trong nhận xét (comments box) và nó sẽ xuất hiện trên layer. Bạn cũng có thể thêm chapters, URLs và frame targets vào đấy.

23. Hấp dẫn thị giác

Đừng cho khán giả xem một màn hình trống trơn (blank screen). Lúc nào cũng phải có thứ gì ở đó, cho dù nó có bị mờ câm hay khó thấy đi chăng nữa. Một màn hình trống trơn sẽ khiến người xem chuyển sự chú ý ra khỏi màn hình.

24. Thêm bầu không khí

Đừng keo kiệt với sương và không khí vì chúng giúp các layers hòa quyện lại với nhau

25. Những con rối 3D

Các nhân vật 3D là ứng cử viên sáng giá cho Puppet tool của After Effects. Animate những cử động nhỏ như biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ tay trong 3D, sau đó render ra thành một sê-ri các tiffs (tagged image file format) với transparent background. Sau đó bạn có thể thêm các chuyển động lớn hơn một cách rất nhanh chóng bằng cách sử dụng Puppet tool và thậm chí gắn chúng với chuyển động của con trỏ chuột để cho ra cử động rất tự nhiên.

26. Sử dụng tài nguyên

Khi render các cảnh lớn trên PC, hãy đảm bảo 3GB switch đã được kích hoạt.

27. Vẽ storyboard

Điều này rất quan trọng vì nó cho phép bạn nhìn tổng thể project của mình và xem nó đã đi đến đâu, có đúng hướng hay không. Bạn cũng có thể scan các hình ảnh và tạo phiên bản animatic để điều chỉnh thời gian cho các shots.

28. Đừng ôm đồm

Hãy xác định style tổng thể phản ánh project của bạn và sử dụng software phù hợp để tạo ra nó, đừng quá ôm đồm cố gắng bỏ thật nhiều hiệu ứng vào project của mình.

29. Làm để nhân rộng

Khi dự định làm một animation, hãy chắc chắn đã có một animation được mô phỏng trong tâm trí bạn. Nếu bạn có 20.000 viên gạch phải nhân rộng, bạn sẽ muốn thiết lập điểm mắt xích (pivot point) trên viên gạch đầu tiên trước khi sao chép nó 19.000 lần.

30. Tiết kiệm processing power

3D và compositing đều tốn rất nhiều thời gian và sức mạnh xử lý (processing power) cho việc render. Trước khi bạn bấm vào nút render, hãy dành một chút thời gian để quyết định xem cái nào sẽ render hiệu quả hơn trong compositor của bạn, và sử dụng render passes để có tất cả các options mà bạn có thể có.

31. Xem xét các phân cảnh một cách cẩn thận

Ai cũng muốn tiến hành làm các chi tiết (details) ngay – đừng làm điều đó! Hãy sắp sếp bức tranh toàn cảnh của bạn trước khi làm chi tiết, nó sẽ giúp bạn đi đúng hướng.

32. Parent

Nếu bạn đang làm các nhân vật animation, parent là rất cần thiết. Để parent từng layer, click vào drop-box menu trong cột ‘Parent’ của layer, hoặc dùng Pick Whip để chọn layer mà bạn muốn parent. Layer này sau đó sẽ tuân theo các chuyển động của layer Parent nhưng đồng thời cũng cho phép bạn di chuyển nó một cách độc lập.

33. Làm mờ

Làm mờ (Blurring) có thể không phải là điều thú vị để làm với hình ảnh và text, nhưng nó có thể mang lại một hiệu ứng mạnh mẽ. Bật blurring lên rồi tắt với tốc độ lớn, hoặc thêm motion blur vào animated text. Đây có lẽ là cách tốt nhất để thêm cảm nhận tức thời về chất lượng.

34. Vanishing point 3D sets

Công cụ Vanishing Point của Photoshop cho phép bạn tạo ra các 3D sets rất đơn giản từ các bức ảnh. Chúng có thể được import thẳng vào After Effects, nơi bạn có thể bổ sung các yếu tố mới. Vanishing point sets đôi khi đòi hỏi một chút điều chỉnh về vị trí camera, nhưng thậm chí với chỉ một vài phút thực hiện, kết quả có thể trông còn thực tế hơn một cảnh 3D đầy đủ.

35. Nhất quán Liquid TV Nhất trí một hệ thống đặt tên cho các scene files và renders với tất cả mọi người mà bạn làm việc chung – kể cả nhân viên và freelancers

36. Kết hợp blurring với animated mask

Blurring sẽ rất hiệu quả khi được kết hợp với animated mask. Khi làm việc với video footage, bạn có thể dùng mask để làm mờ đi hậu cảnh (background) và tăng cường tập trung vào tiền cảnh (foreground). Hay bạn cũng có thể làm động một mask trên văn bản để quét mờ các từ đó.

37. Dùng layers

Hãy chuẩn bị sẵn sàng để phá vỡ các scene thành layers để ngăn mô hình trở nên quá lớn. Sắp xếp các thứ theo thứ tự tính từ khoảng cách từ camera để chúng có thể composite mà không cần chạy mờ phức tạp. Nhiều người bị cám dỗ với việc giữ tất cả trong một tập tin lớn nhưng thời gian để tải file có thể lên đến 30 phút, và đó là một điểm trừ cho năng suất.

38. Puppet tool

Puppet tool là một bổ sung tương đối mới vào kho hiệu ứng của After Effects. Trước đây làm cho các nhân vật hoạt hình có vẻ tự nhiên và mềm mại là khá khó khăn, đòi hỏi nhiều chiêu thức với các bộ lọc biến dạng (distortion filters). Với Puppet tool, giờ bạn có thể thêm vào một số “đường cong mềm mại” để chuyển động của nhân vật không quá cứng nhắc.

39. Dùng các presets

Maya cung cấp một preset để thực hiện ambient occlusion (sự bị chặn kín bởi các vật thể bao quanh): Ctr/click chuột phải lên layer và chọn Presets>Occlusion. Chiều sâu độ sáng cũng rất hữu ích để đặt cảm nhận về không gian cũng như không khí vào khung cảnh.

40. Biến tĩnh thành động

Bằng cách loại bỏ các đối tượng gần camera nhất và đặt chúng trên những layers mới trong Photoshop, bạn sẽ biến một hình ảnh tĩnh thành động. Sử dụng công cụ Clone để lấp đầy background đằng sau các đối tượng rồi import file .psd vào compositor của bạn. Giờ bạn có thể sắp xếp các layers trong 3D và tạo ra các hiệu ứng pan và zoom rất thực tế. Thực hiện chậm rãi và nhẹ nhàng, đồng thời thêm blur vào background để cho ra một shot thực tế hơn.

41. Rõ ràng

Cho dù bạn muốn người ta đọc chữ hay xem một câu chuyện đang được kể bằng hình ảnh thì việc duy trì sự rõ ràng quan trọng hơn nhiều so với việc sử dụng thật nhiều kỹ xảo hòa nhoáng. Vì vậy đừng sử dụng một hiệu ứng hay chuyển động chỉ vì lợi ích riêng của nó. Cho dù bạn có làm gì đi chăng nữa, hãy đảm bảo rằng người xem có thể đọc được chữ hay theo dõi được câu chuyện.

42. Chuộng sự mềm mại

Sub-surface scattering shaders (tam dịch: bóng đổ tán xạ bên dưới bề mặt) – thường được sử dụng cho da – có thể giúp tạo ra một vẻ ngoài mềm mại.

43. Dùng polygons

Để render các hiệu ứng sơn vẽ (paint effects) trong ambient occlusion, đầu tiên bạn phải chuyển đổi (convert) sang polygons. Lưu lại lịch sử để phiên bản poly vẫn di chuyển trong gió.

44. Precomping chuyển động nhân vật

Precomping (hay “nesting”) là khi bạn có một composition trong một composition. Nó đi kèm với nhân vật hoạt hình trong khi bạn vẫn có thể giữ mọi thứ đơn giản và riêng rẽ. Bạn có thể có một composition cho một chu kỳ đi bộ, sóng, trượt ngã, hay bất cứ thứ gì. Trong composition chính, bạn có thể cắt giữa các precomps để tạo ra sequence.

45. Trộn lẫn paint effects

Hãy trộn lẫn thật nhiều hiệu ứng sơn vẽ (paint effects) mà bạn có thể tìm thấy để cho ra một hình ảnh thật thực tế. Đặc biệt là cỏ, trông chúng sẽ tuyệt hơn nhiều nếu bạn cho thêm một chút gió thổi, và kết hợp cỏ ngoài đồng với cỏ trong rừng cũng là một một ý kiến hay.

46. Parallax scroll

Nếu bạn có một cảnh rộng toàn cảnh, hãy thử thêm một bộ lọc nghiêng trung tâm trên đường chân trời, sau đó animate độ trượt. Phần đáy của khung cảnh sẽ di chuyển (pan) nhanh hơn đường chân trời, tạo ấn tượng một cảnh theo dõi trong khung cảnh thực tế. [Khó hiểu quá, các bạn vào đây xem sẽ rõ ]

47. Kiểm tra lại

Khi tất cả đã xong, hãy nghỉ ngơi ít nhất 10 phút – tốt hơn hết là 1 tiếng – rồi xem chúng lại từ đầu. Có thể bạn sẽ phát hiện ra lỗi, hoặc một vài đoạn hơi “trớt quớt”.

48. Hoàn tất diện mạo

Một khi bạn đã animate xong tất cả công việc trong project của bạn, có một vài điều nho nhỏ bạn có thể làm để giúp hoàn tất hợp đồng nhanh chóng. Thử thêm vào một chút Noise (Filter>Noise & Grain), một chút Vignette và nếu dám mạo hiểm, hãy thử chỉnh màu lại một chút.

49. Công tác xây dựng

Nếu bạn cần thật nhiều các toà nhà ở background có diện mạo giống nhau, hãy render một toà nhà trước với ambient occlusion, sau đó dùng nó như một bản đồ kết cấu trên các hình chữ nhật đơn giản.

50. Dùng hdri

Nếu có thể, hãy render 3D của bạn ở high bit depth. Tạo ra hình ảnh với dải động cao hơn (hdir: high dynamic range images) có nghĩa là bạn có thể làm sáng, làm tối hoặc thay thế màu sắc của chúng ở một mức độ lớn hơn nhiều trong compositor của bạn. Files có thể sẽ lớn hơn, nhưng ổ cứng cũng không phải là quá đắt và rốt cuộc bạn cũng sẽ xóa chúng thôi một khi bạn đã có tác phẩm cuối cùng.

Thiết Kế Mỹ Thuật | Tổng hợp ComputerArts, GRB, iDesign.

1 thoughts on “Tổng hợp về Motion Graphic – Đồ họa chuyển động

  1. Pingback: 25 thiết kế Motion Graphic tốt nhất 2014 - Thiết kế logo

Comments are closed.